Trong văn hoá đại chúng Khương Duy

Trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa, Khương Duy được mô tả tương đối sát thực với chân dung ngoài đời, là vị tướng có mưu lược và tận trung với nhà Thục Hán. La Quán Trung khi đề cập tới việc ông về theo hàng Thục đã hư cấu ra tình tiết: Gia Cát Lượng mến tài ông và muốn thu phục nên đã giương bẫy sai người đóng giả làm Khương Duy làm những điều phản nghịch khiến Mã Tuân nghi ngờ ông và dồn ông vào chỗ buộc phải sang hàng Thục. Điều đó khác với sử sách: Mã Tuân đã nghi ngờ ông và sợ ông ngay từ đầu.

Trong bài ca tóm tắt truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa ở cuối sách, La Quán Trung nói về việc 9 lần ra quân đánh Ngụy của ông:

Khương Duy cậy sức làm giàChín phen đánh Ngụy kể đà uổng công!

Về cái chết của ông, La Quán Trung mô tả, khi đang đánh giết các tướng Ngụy chống lại ở Thành Đô cùng Chung Hội thì ông bị đau bụng dữ dội không chiến đấu được nữa nên kiệt sức và tự vẫn. La Quán Trung cũng mô tả khi chết Khương Duy bị quân Ngụy mổ bụng, thấy quả mật to như quả trứng gà.

La Quán Trung có bài thơ viếng Khương Duy như sau:

Anh tài người Ký huyệnHào kiệt đất Lương ChâuCon cháu dòng Khương Thượng[14]Học theo lối Vũ hầu[15]Mật lớn, gan ai địch?Lòng trung vững một màuThương thay khi tự vẫnXiết bao nỗi thảm sầu !

Trong Thánh Thánh ngoại thư, Mao Tôn Cương khi bình luận về nhân vật Khương Duy trong tiểu thuyết cũng có lời ca ngợi tương tự như Khước Chính và Bùi Tùng Chi đối với con người Khương Duy lịch sử:

Xem vậy đủ biết kế của Duy không phải là không thâm thuý, mà lòng Duy không phải là không đau khổ. (...) Thế mà Chung Hội bị giết mà các tướng Nguỵ không bị diệt. Đặng Ngải chết nhưng Vệ Quán không can gì. Xem thế mới biết con người không cưỡng lại trời được vậy. Nhiều nhà bình luận về sau thường trách Khương Duy "đa sự". Nếu vậy thì Lục Tú Phu cõng Vua xuống bể, Trương Thế Kiệt đốt hương, Văn Thiên Tường khóc ở Nhai Sơn xưa... Các bậc trung liệt ấy cũng “đa sự” sao? Lý Lăng xưa không vội chết, để mong có được lúc hô lời: “quyết tâm báo ơn Hán!”, thì Khương Duy không vội chết chẳng qua cũng là hy vọng cố sống để “quyết chí báo nghĩa Hán” chứ có chi lạ ? Người đời Nguyên có câu thơ vịnh Vũ hầu: “Gia Cát vị vong do thị Hán” thì nay ta cũng xin mượn câu thơ đối lại: “Khương Duy bất tử thượng vì Lưu” để khỏi phụ tấm lòng đau khổ của Khương Bá Ước đối với nhà Thục Hán khi mạt vận vậy.

Trong trò chơi Dynasty WarriorsWarriors Orochi của Nhật Bản được sản xuất bởi hãng Koei, Khương Duy là một trong những nhân vật chính của phe Thục Hán. Ông được miêu tả là một viên tướng trẻ tuổi, tận tuỵ, trung thành, là học trò của Gia Cát Lượng.